Bỗng một ngày khi mở máy tính lên thì màn hình hiển thị dòng chữ Windows Failed To Start rồi tắt bụp đi và khởi động lại cực kỳ khó chịu phải không. Đây là một trong những lỗi khá phổ biến với những ai vừa cài lại Windows cho máy tính hoặc laptop của mình. Trong bài viết dưới đây, ComputechZ sẽ chia sẻ cho các bạn cách khắc phục các trường hợp lỗi liên quan khi màn hình hiển thị dòng chữ trên cùng một loạt dòng chữ tiếng anh lằng nhằng khác.
MỤC LỤC
1. Lỗi Windows Failed to Start là gì? Các dạng lỗi hay gặp
1.1 Giải nghĩa lỗi Windows Failed To Start
Lỗi Windows Failed To Start dịch ra tiếng anh có nghĩa là Windows khởi động máy thất bại.
Tức là khi bạn bật máy lên, nếu không gặp phải vấn đề gì thì hệ thống máy tính sẽ chạy màn hình BIOS để kiểm tra linh kiện của máy có gặp vấn đề gì không rồi tiếp tục boot tới Windows có trong ổ cứng.
Còn khi Windows trong ổ cứng gặp vấn đề thì hệ thống BIOS sẽ không thể Boot được và vì thế, màn hình sẽ hiện lên giao diện Windows Boot Manager có tông màu nền đen chữ trắng với một đoạn thông báo bắt đầu với dòng chữ Windows Failed To Start quen thuộc đối với Windows 7, Vista, XP.
Còn với giao diện Windows 8,10 thì sẽ hiển thị giao diện Your PC needs to be repaired với nền xanh chữ trắng thông báo tình trạng Windows không thể khởi động máy tính.
Với mỗi giao diện hiển thị trên các phiên bản Windows như vậy đều có bản chất chung là thông báo hệ thống không thể boot được Windows lên cùng với một số thông tin khác bao gồm:
- Cách fix lỗi mà hệ thống đang không boot được vào Windows
- Đoạn code lỗi cùng với mô tả về lỗi đó.
1.2 Các loại code báo lỗi Windows Failed To Start hay gặp
Khi giao diện lỗi Windows khởi động máy tính thất bại hiện lên, nếu muốn khắc phục nhanh chóng bạn cần nắm rõ các loại code mà hệ thống báo lỗi. Nếu chưa biết code lỗi nằm ở đoạn nào thì nó thường hiển thị ở dòng Status (ở giao diện nền đen chữ trắng) hoặc Error Code (ở giao diện nền xanh chữ trắng).
Sau đây là một số loại code lỗi Windows Failed To Start hay gặp mà bạn cần nắm:
- Code 0xc00000d: đoạn code này xuất hiện khi hệ thống phát hiện file BCD bị xáo trộn hoặc đang bị thiếu trên hệ thống của máy tính. File BCD là file còn được biết như là một tệp cơ sở dữ liệu và cho phép tùy chọn cấu hình, tùy chọn cài đặt liên quan tới việc khởi động máy tính.
- Code 0xc00000e: lỗi này có nghĩa hệ thống thông báo một linh kiện nào đó hiện đang mất kết nối hoặc thiếu file nào đó mà hệ thống không thể truy cập được vào để thực hiện tiến trình khởi động.
- Code 0xc00000f: là code báo hiệu hệ thống không thể tìm thấy các file cần thiết để khởi động do tắt máy không đúng cách, virus tấn công hoặc phần mềm, ứng dụng được cài đặt nhưng quá trình cài đặt lại không hoàn tất vì 1 lý do nào đó.
- Code 0xc00000e9: là đoạn code báo lỗi I/O – Input/Output. Lỗi này xảy ra khi hệ thống không thể truy cập được vào ổ cứng nói chung để boot hệ điều hành trong này lên. Ngoài ổ cứng thì lỗi này cũng có thể xuất hiện khi truy cập vào các thiết bị khác như ổ đĩa CD/DVD, ổ USB Flash đang được cắm vào máy.
- Code 0xc00014c: lỗi này vẫn chủ yếu là việc hệ thống không thể đọc được file BCD hoặc là file BCD này có sự xáo trộn. Với code này, hệ thống thường không chỉ rõ lý do hay nguyên nhân tại sao xảy ra mà chỉ mô tả rất chung chung.
2. Cách khắc phục lỗi windows failed to start nhanh chóng
Như đã chia sẻ bên trên, tình trạng xảy ra lỗi Windows Failed To Start có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bất cứ dạng code nào.
Với các dạng code báo lỗi như vậy thì sẽ có rất nhiều cách sửa tương ứng, tùy thuộc từng trường hợp. Nhưng tựu chung lại thì với hầu hết mọi dạng báo code lỗi tình trạng Windows không khởi động đều có khả năng sửa được với cách mà ComputechZ sắp chia sẻ với bạn tới đây.
Nhưng trước tiên bạn cần chuẩn bị cho mình một chiếc USB hoặc 1 ổ cứng có chứa bộ cài Windows bên trong. Với USB thì bạn nên sắm một chiếc có dung lượng tối thiểu 8GB trở lên.
Sau khi đã có USB hoặc ổ cứng chứa phân vùng Boot Windows, bây giờ hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Cắm USB hoặc ổ cứng đã chuẩn bị vào máy tính > khởi động máy lên rồi bấm liên tục bất kỳ một nút nào đó của hàng trên cùng từ phím F1 cho tới F12 để truy cập vào BIOS hoặc UEFI.
Bước 2: Chọn tới USB hoặc ổ cứng cài Win rồi bấm Enter để hệ thống truy cập vào phân vùng cài Win.
Bước 3: Tại giao diện cài Windows, bấm nút Next
Bước 4: Bấm tổ hợp phím Shift + F10 để mở bảng Command Prompt.
Bước 5: Nhập các lệnh sau theo thứ tự, sau mỗi 1 lệnh thì ấn enter một cái để thực thi lệnh
- bootrec /fixmbr
- bootrec /fixboot
- bootrec /scanos
- bootrec /rebuildbcd
Sau khi thực hiện xong lệnh Rebuildbcd, hãy restart lại máy là xong.
Lưu ý: nhớ rút USB hoặc ổ cứng chứa phân vùng cài Win, hạn chế việc hệ thống lại tự boot thẳng vào chiếc ổ cứng đó để chuyển tới giao diện cài Win mới.
Trên đây là cách fix lỗi Windows Failed To Start đơn giản dễ thực hiện. Nếu như tình trạng trên vẫn còn tái diễn, bạn nên kiểm tra loại kỹ đoạn code mà hệ thống báo rồi xử lý theo hướng dẫn là được. Chúc các bạn thành công và hi vọng bạn sẽ để lại một đánh giá 5 sao cho bài viết này của mình nhé. Cảm ơn các bạn.