Trang chủHệ Điều Hành WindowsPhần mềm Bloatware là gì? Cách gỡ bỏ Bloatware trên máy tính

Phần mềm Bloatware là gì? Cách gỡ bỏ Bloatware trên máy tính

Hẳn sẽ bạn sẽ khá thắc mắc về Bloatware là gì nếu như lần đầu nghe tới thuật ngữ này trong quá trình sử dụng máy tính, đặc biệt là với những ai sử dụng laptop. Với những người không chuyên về công nghệ máy tính thì việc không biết Bloatware là cái gì sẽ vô tình để mặc sức cho các nhà sản xuất laptop tha hồ khai thác tài nguyên máy tính của bạn một cách vô tội vạ. Đọc ngay bài viết dưới đây của chuyên trang về máy tính ComputechZ để hiểu rõ hơn về Bloatware.

1. Bloatware là gì?

Bloatware là thuật ngữ dùng để chỉ các phần mềm được cài đặt vào máy tính của bạn, đặc biệt là laptop mà không cần bạn cho phép.

Những phần mềm Bloatware này thường được cài sẵn trong những chiếc máy tính xách tay laptop do các nhà sản xuất cài sẵn. Các Bloatware này có thể là do hãng sản xuất laptop tự phát triển và cài vào hoặc là phần mềm của bên đối tác thứ 3.

Ví dụ bạn mua một chiếc laptop của Asus thì khi mở máy lên bạn sẽ thấy có nhiều phần mềm bloatware của Microsoft (khi cài windows), của chính Asus phát triển và một của số bên khác ngoài 2 ông lớn này cho dù trước đó bạn chưa hề cài bất kỳ cái gì, mới chỉ bật máy lên.

phần mềm bloatware là gì

2. Lý do khiến nhà sản xuất cài Bloatware vào máy?

Hẳn là Bloatware là gì thì bạn đã hiểu rồi phải không? Nhưng lý do nào lại khiến các nhà sản xuất laptop, phần mềm lại cài những ứng dụng, phần mềm của mình vào máy tính trước khi đem tới cho khách hàng sử dụng?

Có 3 lý do chính:

Lý do đầu tiên: các nhà sản xuất muốn người dùng sử dụng thử các phần mềm của họ phát triển để có thể nhận được nhiều phản hồi nhằm cải tiến hoặc loại bỏ bloatware đó.

Tuy nhiên, rất nhiều bloatware được cài sẵn trên hệ điều hành hay trên mainboard của laptop lại cần trả phí nếu như muốn sử dụng đầy đủ tính năng.

Ví dụ các tựa game hay xuất hiện trên smartphone như Candy Crush Gaga, Minecraft,… mà bạn có thể thấy ở trong Menu Start của Windows 10

Lý do thứ hai: Điểm danh qua một số bloatware khác mà bạn hay gặp trên Windows 10 như là Adobe Photoshop, Dolby Access, Spotify, Tiktok,… Đây đều là những phần mềm của các hãng phát triển thứ 3.

Sự xuất hiện của những Bloatware của bên thứ 3 này có thể do khả năng đạt thỏa thuận của các bên như bên cung cấp hệ điều hành (Windows của Microsoft hay MacOS của Apple), nhà sản xuất máy tính, laptop (Dell, Asus, Acer, HP) và bên phát triển phần mềm thứ 3 (Adobe, Tiktok,…). Các nhà phát triển phần mềm sẽ trả tiền cho nhà sản xuất máy tính để được cài đặt phần mềm lên máy tính của hãng đó.

Đây là một cách quảng cáo của những đơn vị phát triển ứng dụng, phần mềm trên máy tính. Việc của người dùng là click vào các bloatware và trải nghiệm sản phẩm. Tuy nhiên, thời gian trải nghiệm thường không quá dài, thường rơi vào khoảng 1 – 2 tuần hoặc nhiều nhất cũng vào khoảng 30 ngày.

bloatware windows

Nếu muốn dùng full tính năng hoặc chơi đến màn cuối của một tựa game thì cần phải trả phí. Và chính khoản phí này sẽ được thu lại bởi bên phát triển phần mềm để bù lại chi phí  trả cho sản xuất máy tính nhằm cài đặt nó lên sản phẩm của họ.

Lý do thứ ba: hãng sản xuất máy tính hoặc hệ điều hành điều khiển hệ thống tự ý cài bloatware vào máy vì họ cho rằng nó sẽ giúp ích cho người sử dụng. Nhưng thực tế thì có nhiều bloatware không thực sự cần thiết vì nhu cầu của nhiều người dùng máy tính là không cao, đặc biệt là với dân văn phòng, sinh viên, học sinh – tỷ lệ người dùng máy tính ở mức cơ bản là cực kỳ lớn.

3. Máy tính bị chậm vì Bloatware?

Điều này là có thật, nhất là với những laptop hoặc máy tính đồng bộ của các hãng lớn như Dell, HP, Asus thế hệ cũ (khoảng 2015 đổ về trước). Vì những phần mềm Bloatware đời đầu khi được các hãng sản xuất và cài vào máy chưa được tối ưu nhiều và tiêu tốn khá nhiều tài nguyên máy tính.

Nhưng sau nhiều năm tiếp thu ý kiến của người dùng, các hãng sản xuất máy tính cũng đã đón nhận và cải tiến các bloatware của mình để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.

Vì thế, có thể nói Bloatware ngày nay không phải là nguyên nhân chính khiến máy tính của bạn bị chậm. Tuy nhiên, với nhiều người, Bloatware không có tác dụng gì hoặc là nhu cầu của họ không cần tới chúng thì việc gỡ bỏ Bloatware là điều cần thiết để lấy lại được một chút tài nguyên máy tính như Ram, CPU nếu như máy tính của bạn không phải là quá khủng.

Đọc thêm bài viết:

Cách tăng RAM cho máy tính Win 7 Win 10

Kiểm tra CPU chạy bao nhiêu phần trăm trên Windows và MacOS

Hướng dẫn giải phóng RAM máy tính tăng hiệu năng

4. Những phần mềm Bloatware hay gặp trên máy tính

4.1 Bloatware đến từ nhà sản xuất

Như đã đề cập ở phía trên, hiện nay hầu hết các nhà sản xuất máy tính nói chung đều có một danh sách các bloatware của riêng mình cho các sản phẩm được sản xuất ra.

Sau đây, ComputechZ xin được điểm qua một vài bloatware của một vài hãng lớn chuyên sản xuất laptop và máy đồng bộ:

Dell:

  • Dell Getting Started Guide: hướng dẫn sử dụng máy tính của Dell
  • Dell Driver Download Manager: bloatware hỗ trợ download và quản lý driver
  • Dell DataSafe Local Backup: Công cụ backup dữ liệu lưu trên ổ cứng của máy

bloatware của nhà sản xuất máy tính

Asus:

  • ASUS FancyStart: Bloatware cho phép thay đổi logo hiển thị của UEFI (BIOS) khi máy đang vào boot
  • ASUS Live Update: trình cập nhật phần cứng, phần mềm riêng cho máy Asus
  • ASUS Video Magic: bloatware cho phép người dùng tạo dựng video dựa trên tài nguyên phần cứng của máy

HP:

  • HP Product Assistant: Bloatware hỗ trợ người dùng của HP trong quá trình sử dụng máy
  • HP Quick Start: phần mềm Bloatware dành cho người dùng Windows 8
  • HP Registration Service: Bloatware cho phép người dùng đăng ký các gói dịch vụ sử dụng phần mềm của HP

phần mềm bloatware do nhà sản xuất cài vào

Microsoft:

  • Microsoft Silverlight: Bloatware cho phép lập trình viên viết ứng dụng Web tương tự như Adobe Flash Player. Nay đã bị Microsoft khai tử.
  • Cortana: ứng dụng trợ lý ảo của Windows lần đầu xuất hiện khi Windows 10 mới ra mắt. Tuy nhiên, ứng dụng này không được nhiều người dùng máy tính Windows ưa chuộng và sử dụng cho lắm. Nếu bạn cũng là người ít sử dụng tới nó thì đừng ngại ngần mà không gỡ Cortana ra khỏi máy cho đỡ nặng.

4.2 Bloatware dạng trò chơi

Dạng Bloatware thứ hai mà mọi người hay gặp đó là các trò chơi được cài sẵn trên máy khi mới mua về và lần đầu cài Windows.

Các tựa game mà bạn hay gặp nhất dưới dạng Bloatware có thể kể tới như:

  • Candy Crush Saga
  • MineCraft
  • Hidden City
  • Bubble Witch 3

4.3 Bloatware dạng dùng thử

Dạng Bloatware thứ 3 là các phần mềm, ứng dụng có thời hạn dùng thử nhất định và khi hết thời gian này, người dùng nếu muốn sử dụng tiếp thì cần phải trả phí. Tuy nhiên cũng có một số phần mềm, ứng dụng không yêu cầu trả phí mà vẫn có thể sử dụng thoải mái như Tiktok, Flash and Shockwave hay Java.

Một số ứng dụng dùng thử có thể kể tới như:

  • Adobe Photoshop
  • McAfee
  • CyberLink PowerDVD

Hầu như với các dạng Bloatware như này thì tốt nhất là nên gỡ đi cho đỡ nặng máy. Khi nào có nhu cầu sử dụng thì có thể tải về sau và crack chúng nếu được cho đỡ tốn tiền trả phí.

5. Cách gỡ cài đặt Bloatware trên máy tính

Để gỡ bỏ Bloatware ra khỏi máy tính của bạn thì có rất nhiều cách. Tuy nhiên, không phải Bloatware nào cũng có thể gỡ bỏ được, nhất là các Bloatware của nhà sản xuất máy tính.

Sau đây, ComputechZ sẽ hướng dẫn các bạn cách nhanh nhất để gỡ bỏ Bloatware khỏi máy tính chỉ với 1 vài thao tác đơn giản.

Bước 1: Click chuột vào biểu tượng cửa sổ Menu Start

Bước 2: nhìn sang khu vực bên phải, nơi có thiết kế như kiểu cửa sổ với các ô vuông to nhỏ khác nhau. Đây là nơi mà các Bloatware hiển thị một cách trực quan nhất để người dùng có thể nhanh chóng tiếp cận.

Bước 3: Click chuột phải vào ứng dụng cần gỡ => chọn Uninstall là xong

gỡ cài đặt bloatware

Với 3 bước trên là các bạn đã có thể gỡ được những ứng dụng, phần mềm của bên thứ 3 có hợp tác với nhà sản xuất máy tính. Còn với Bloatware của chính nhà sản xuất máy tính tạo ra thì bạn cần xóa trong Windows Powershell sẽ là cách triệt để nhất.

Trên đây là những chia sẻ của Blog công nghệ ComputechZ về Bloatware là gì. Một lưu ý cuối mà ComputechZ muốn nhắc nhở tới bạn đó là có một số phần mềm, ứng dụng mà nhìn qua có vẻ nó khá giống bloatware nhưng thực tế thì không phải. Đó có thể những phần mềm làm mà nếu bạn gỡ nó đi có thể máy tính của bạn sẽ không thể hoạt động được bình thường như trước được nữa. Vì vậy hãy chú ý và tìm hiểu thật kỹ về các phần mềm bloatware đang có trong máy của bạn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
5/5 - (1 bình chọn)