Trang chủPhần CứngMain không nhận ổ cứng - Nguyên nhân và cách khắc phục

Main không nhận ổ cứng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khi bạn khởi động máy tính lên mà màn hình máy tính thay vì hiện lên giao diện Windows mà lại xuất hiện những dòng chữ tiếng anh khác lạ thì rất có thể đang xảy ra tình trạng Main không nhận ổ cứng. Nguyên nhân do đâu mà lại xảy ra tình trạng không boot được hệ điều hành từ ổ cứng. Đọc ngay bài viết sau để tìm cách khắc phục tình trạng này nhé

1. Main không nhận ổ cứng vì dây cáp cắm chưa chắc

Thường thì khi Main mà không nhận ổ cứng lúc bật màn hình máy tính lên hay xuất hiện dòng chữ “Reboot and select proper boot device or insert boot media in selected boot device and press a key” hoặc “Disk boot failure, insert system disk and press enter” màu trắng với nền màn hình đen xì.

Nếu gặp tình trạng này, điều đầu tiên mà các bạn nên kiểm tra lại xem dây cắm ổ cứng nối với mainboard có bị lỏng ở đầu nào không.

Với ổ cứng chuẩn SATA thì dây cáp nối ổ với bo mạch chủ sẽ có dạng hình chữ L ở một đầu, đầu còn lại thì là dạng thẳng. Còn dây nguồn cho ổ cứng SATA thường có 7 pin.

mainboard không nhận ổ cứng

Với ổ cứng IDE thì sẽ khá là khác. IDE là chuẩn ổ cứng từ ngày xưa và hiện nay sẽ khá hiếm để bắt gặp được một ổ cứng theo chuẩn IDE này.

Dây cáp kết nối của ổ cứng IDE là dạng dây có bản rộng với cái tên là PATA. Số chân đầu cáp phổ biến nhất 2 dạng là cáp 34 chân cho ổ đĩa mềm và 40 chân cho ổ đĩa quang và ổ cứng.

bo mạch chủ không nhận ổ cứng

Nếu bạn đang sử dụng một trong hai loại ổ cứng trên mà gặp phải tình trạng main không nhận ổ cứng để boot hệ điều hành thì nhớ kiểm tra lại tiếp xúc giữa ổ cứng với main thông qua các dây cáp và dây nguồn nhé.

Trong trường hợp 1 trong 2 dây bị hỏng thì bạn cần thay dây mới để lấy lại khả năng tiếp xúc của ổ cứng với main.

2. Kiểm tra trong BIOS

Sau khi kiểm tra tiếp xúc giữa ổ cứng với mainboard, bạn mở máy lên, bấm phím Fx nào đó trên bàn phím để truy cập vào BIOS của máy, tùy thuộc dòng máy.

Tìm tới phần Boot trong BIOS, kiểm tra thứ tự Boot đang được thiết lập.

Bạn kiểm tra xem ổ cứng mà bạn đang cài Win có tên, mã là gì rồi xem nó đang được thiết lập ở vị trí nào trong danh sách ưu tiên Boot của Mainboard. Thay đổi vị trí ổ cứng chứa hệ điều hành lên vị trí Boot đầu tiên.

Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng một số dòng mainboard cũ thì cần kiểm tra ổ cứng SATA của bạn đang được thiết lập ở chế độ AHCI hay IDE. Nếu là AHCI thì đổi về chế độ IDE, lúc này mainboard mới nhận được ổ cứng để mà boot.

kiểm tra bios khi main không nhận ổ cứng

3. Ổ cứng bị hỏng cũng có thể làm main không nhận ổ cứng

Một nguyên nhân khác khiến Mainboard có thể không nhận ổ cứng chính là do ổ cứng đã bị hỏng vì những nguyên nhân khác nhau.

Ổ cứng có thể bị rơi đập mạnh, gây hỏng cấu trúc bên trong. Hay bị virus tấn công khiến xóa hết phân vùng của ổ cứng, làm mất sạch dữ liệu bên trong nên Khi khởi động máy tính main sẽ không thể boot được hệ điều hành từ ổ cứng này lên.

Giải pháp duy nhất cho nguyên nhân đó chính là việc thay ổ cứng mới và cài lại hệ điều hành thôi.

ổ cứng bị hỏng khiến main không nhận

4. Main không nhận ổ cứng vì chưa cài đặt đầy đủ driver

Nếu như bạn đang sử dụng 2 ổ cứng trở lên mà một trong số những ổ cứng đó (ổ không chứa hệ điều hành) không xuất hiện trong Explorer thì có thể là do nó chưa được cài driver.

Để xác định nguyên nhân này có đúng hay không, bạn vào Device Manager => tìm tới dòng Disk drives => nếu xuất hiện 1 ổ cứng có xuất hiện dấu chấm than màu vàng bên cạnh thì có nghĩa là ổ cứng chưa được cài driver.

 

Cách khắc phục:

– Vần tại giao diện của Device Manager, bạn click chuột phải vào ổ cứng => chọn Properties => chuyển tới mục Driver => chọn Update Driver => chọn Search automatically for drives để Windows tự động cập nhật

khắc phục main không nhận ổ cứng

– Gõ tên mã ổ cứng lên google, tìm tới website của nhà sản xuất rồi tìm phiên bản driver của ổ cứng đó rồi tải về. Bạn thực hiện các bước như ở trên, tới mục Update Driver thì chuyển sang chọn Browses my computer for drives => chọn tới file driver vừa tải về rồi cài đặt

fix lỗi main không nhận ổ cứng

Sau khi cài đặt xong, restart lại máy tính để cập nhật Driver cho ổ cứng.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm tự động tìm kiếm và cập nhật Driver cho những phần cứng bị thiếu như Driver Booster, Driver Max, Easy Driver,…

Trên đây là toàn bộ các nguyên nhân có thể khiến Main không nhận ổ cứng cùng cách khắc phục được tổng hợp lại. Nếu như bạn còn phát hiện ra được nguyên nhân nào khác nữa thì hãy để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng biết nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ