Giải phóng ram máy tính để giúp các chương trình, phần mềm, thậm chí là các tựa game được hoạt động trơn tru, mượt mà hơn là điều cần làm. Khám phá ngay 18 cách mà bạn có thể ứng dụng để có được dung lượng Ram nhiều hơn mức cần thiết nhé.
MỤC LỤC
1. Tắt chương trình khởi động cùng Windows
Trong quá trình sử dụng máy tính, người dùng thường tải rất nhiều phần mềm, ứng dụng về máy. Trong số đó sẽ có nhiều phần mềm có tính năng tự khởi động cùng Windows khi mở máy.
Điều này sẽ chiếm kha khá tài nguyên máy, đặc biệt là Ram. Sau đây là cách tắt bớt các chương trình khởi động cùng Windows
Bước 1: Mở Task Manager
– Cách 1: Chuột phải vào taskbar => chọn Task Manager
– Cách 2: Nhấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del => chọn Task Manager
Bước 2: Click chuột vào tab Startup
Bước 3: Chuột phải vào ứng dụng muốn tắt khởi động cùng máy tính => chọn Disable
2. Vô hiệu hóa Services không cần thiết
Hệ điều hành Windows có rất nhiều dịch vụ chạy ngầm và rất nhiều trong số những dịch vụ đó thường không dùng tới. Và đương nhiên, bất ký hoạt động nào của các service này đều chiếm ít nhiều tài nguyên Ram. Vì thế nên tắt bớt cho đỡ tốn dung lượng
Bước 1: Mở Run => nhập lệnh services.msc => Enter
Bước 2: Tìm tới dịch vụ mà bạn muốn tắt => bấm chuột phải => Chọn Properties
Bước 3: Tại đây sẽ có 2 mục mà bạn cần quan tâm
– Startup Type: Kiểu khởi chạy. Có 3 trạng thái chính mà một service sẽ khởi chạy gồm Automatic (tự động bật), Manual (Bật thủ công) và Disabled (Tắt hẳn). Đa phần chúng ta hay tắt hẳn nó đi (Disabled), nhưng sẽ có 1 vài service nên để Manual (Bật thủ công) khi nào cần thì chịu khó vào lại để mở nó lên
– Service Status: trạng thái của dịch vụ. Hầu hết các service sẽ tự động ở trạng thái là Running (Hoạt động). Để giải phóng Ram, bạn nên chọn Stop để dừng service đó lại.
3. Quản lý các tiện ích mở rộng của trình duyệt
Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome hoặc các trình duyệt sử dụng nhân Chrominum thì hẳn đều biết đây là trình duyệt ngốn ram bậc nhất hiện nay.
Một trong những tính năng khiến Chrome phải ngốn ram máy tính kinh khủng đó là các tiện ích mở rộng (Extension). Quản lý các tiện ích này một cách đúng đắn sẽ giúp máy tính bớt ngốn ram một cách đáng kể.
Bước 1: Mở trình duyệt Chrome => nhấn vào biểu tượng 3 chấm ở góc phải trên cùng => chọn More Tool => Extension (Tiện ích mở rộng)
Bước 2: Remove hoặc tắt tạm thời các extension chưa dùng tới
4. Sử dụng một trình duyệt khác giảm ram máy tính
Như phần trên đã nói, Chrome nói riêng và trình duyệt sử dụng mã nguồn mở Chromium nói chung đều có đặc điểm chung là ngốn ram.
Điều này đã được cải thiện trong vài năm gần đây nhưng các trình duyệt Chromium vẫn gây tình trạng đầy RAM, nhất là với các máy tính có lượng Ram ít.
Một số trình duyệt mà bạn có thể thay thế Google Chrome gồm:
– Microsoft Edge: là browser sử dụng Chromium nhưng nó đã được Microsoft tối ưu rất tốt và tình trạng ngốn ram đã được giải quyết tốt hơn nhiều so với Chrome.
– Opera
– Vivaldi
– Brave
– Firefox
5. Giảm bớt phần cứng không cần thiết ngốn RAM
Hầu hết mọi linh kiện của máy tính đều lấy một phần dung lượng Ram để hoạt động. Vì thế, bạn sẽ không bao giờ thấy Windows hiển thị đủ dung lượng ram có thể dùng ở trong mục Memory của Task Manager hay ở trong System Information.
Để lấy lại được phần nào lượng Ram phải chia sẻ cho các phần cứng khác, bạn cần vào BIOS để mà vô hiệu hóa các phần cứng chưa sử dụng đó.
6. Khởi động lại laptop, PC giải phóng RAM máy tính
Khởi động lại máy là một trong những cách giúp giải phóng RAM máy tính cho lần sử dụng máy tiếp theo.
Lý do là khi chúng ta sử dụng máy tính trong một thời gian, các bộ nhớ trong của Ram cũng sẽ sinh ra những file rác, file tạm, điều này làm cho bộ nhớ nhanh bị đầy và gây ảnh hưởng tới băng thông, gây tắc nghẽn dần con đường truyền tải dữ liệu giữa CPU với các linh kiện khác.
Nhiều người hay có thói quen dùng máy xong không tắt máy mà chỉ tắt màn hình hoặc khóa máy lại. Điều này sẽ khiến cho ram nhanh bị đầy cho dù không sử dụng bất kỳ tác vụ nào.
7. Tắt System Restore
System Restore là một tính năng của Windows được phát triển để khôi phục hệ thống về một điểm nào đó. Mục đích của tính năng này là giúp Windows được quay trở về trạng thái cũ trước kia, loại bỏ các sự cố hiện tại một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, System Restore lại chiếm khá nhiều tài nguyên máy, đặc biệt là Ram. Để tắt System Restore, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Gõ cụm từ system restore vào search box của Start => click vào kết quả Create a restore point.
Bước 2: Chọn phân vùng ổ cứng muốn tắt System Restore => Nhấn Configure => Disable system protection => Apply > Yes.
8. Cập nhật phần mềm trên máy tính
Các phần mềm mà bạn tải về thường sẽ được nhà phát triển phần mềm đó tung các bản cập nhật mới để cải tiến hiệu năng, tiện ích.
Nhiều phần mềm sau mỗi đợt cập nhật có thể được tối ưu hóa hơn giúp nó không chiếm nhiều tài nguyên máy nói chung và Ram nói riêng mà hoạt động vẫn ổn định. Nhưng không phải phần mềm nào cũng như vậy, sẽ có những cái mà cập nhật mới lại ăn nhiều ram hơn khi bật lên.
9. Tối ưu hóa quá trình chạy Explorer
Windows Explorer là trình chạy hiển thị toàn bộ nội dung của ổ cứng. Nếu như bạn chưa quen với Explorer là gì thì hiểu đơn giản đó chính là phần My Computer hoặc This PC.
Windows Explorer có khả năng chạy từng folder là một tiến trình riêng được mà nó không cần chịu sự quản lý chung của Explorer. Điều này đồng nghĩa bạn mở càng nhiều folder trong mục này lên, bộ nhớ Ram của bạn sẽ bị chiếm dụng nhiều hơn.
Để tắt tính năng này:
Bước 1: bạn click vào biểu tượng This PC hoặc My Computer hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + E.
Bước 2: chọn View => Options => Change folder and search option => View => bỏ tick Launch windows folder in a separate process => Apply
10. Gỡ cài đặt các phần mềm, ứng dụng không cần thiết để giải phóng ram máy tính
Nếu bạn mua lại máy tính của một dùng khác hoặc trong trường hợp không dùng máy tính trong thời gian dài thì khi quay lại sử dụng nên gỡ bỏ những phần mềm, ứng dụng mà đã không còn cần thiết.
Vì sẽ có nhiều phần mềm mà bạn sẽ không thể biết là chúng có chạy nền hay không. Tốt nhất là nếu không dùng thì gỡ bớt đi cho đỡ đầy ổ cứng mà giảm thiểu được nguy cơ ngốn ram.
11. Dọn RAM máy tính bằng cách tắt ứng dụng chạy nền
Windows có khá nhiều ứng dụng có sẵn khi cài mới Win và các phần mềm mà người dùng tự cài vào luôn hoạt động dưới nền dù chúng ta không bật chúng lên.
Để tắt những kẻ hoạt động ngầm trong máy tính này, bạn làm theo các bước sau
Bước 1: Mở Settings => Apps
Bước 2: Tại giao diện Apps and Features, bạn cuộn chuột xuống, tìm tới những apps muốn tắt chế độ chạy ngầm.
Bước 3: Chọn Advanced options => bỏ chọn tính năng background apps
12. Thiết lập thêm Ram ảo
Thiết lập Ram ảo là một trong những tính năng mà Windows cho phép người dùng sử dụng một phần dung lượng của ổ cứng để biến thành bộ nhớ trong.
Thường thì Ram ảo chỉ được dùng trong trường hợp khi mà dung lượng của ram thật không còn, bị đầy. Đây là một trong những giải pháp mang tính ngắn hạn giúp tăng cường lượng ram để xử lý những tác vụ đòi hỏi nhiều bộ nhớ trong.
Bước 1: Mở Control Panel => System => Advanced System Settings
Bước 2: Bật tab Advanced => Settings => mở sang thẻ advanced => Change
Bước 3: Bỏ tích dòng Automatically manage paging file size for all drives => nhập dung lượng Ram ảo muốn tạo ở Custom Size. Trong đó initial size là dung lượng tối thiểu và maximum size là dung lượng tối đa. => bấm Set => OK
13. Nâng cấp thêm bộ nhớ RAM
Một trong những cách giải quyết vấn đề máy tính bị ngốn ram mang tính bền vững và lâu dài nhất đó chính là lắp thêm thanh Ram mới.
Hiện nay, giá ram đã rất rẻ và có vô số lựa chọn cho người dùng. Nhưng không phải muốn nâng cấp thêm Ram là cứ thế nâng. Có rất nhiều lưu ý mà bạn nên biết để có thể nâng cấp Ram sao cho đúng.
14. Quét Virus khi máy tính ngốn ram
Một trong những nguyên nhân khiến ram máy tính hay bị đầy một cách nhanh hay gặp phải đó là virus tấn công.
Virus khi xâm nhập vào máy tính thông qua nhiều cách thường sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên máy, đặc biệt là CPU và Ram.
Để kiểm tra máy tính có bị virus chạy ngầm hay không, mở Task Manager lên và kiểm tra những phần mềm đang có dấu hiệu tiêu tốn tài nguyên một cách bất thường.
Sử dụng Windows Defender hoặc các phần mềm diệt virus thứ 3 như Kaspersky, Malwarebyte, ESET để quét và diệt virus.
15. Kiểm tra phần mềm diệt Virus có đang chạy ẩn không
Một điều trớ trêu thay là sau khi diệt các virus gây tổn hại máy, chính các phần mềm diệt virus lại trở thành những kẻ ngốn ram không kém gì virus.
Nhất là khi các phần mềm này chạy ở chế độ background apps (chế độ chạy nền). Sau khi diệt Virus xong, bạn hãy tìm tới chức năng chạy dưới nền của các phần mềm diệt virus rồi tắt chúng đi là được.
16. Xóa Pagefile sau khi tắt máy
Pagefile là một file có tính năng lưu trữ dữ liệu được chuyển từ bộ nhớ trong Ram thật sang khi mà ram đã hết dung lượng.
Có thể coi pagefile có chức năng như ram ảo mà chúng ta thiết lập ở phía trên. Ram có cơ chế là tự động xóa hết dữ liệu mỗi khi tắt máy (vì nó là bộ nhớ lưu trữ tạm thời chứ không phải cố định như ROM)
Để xóa pagefile thì bạn không thể delete nó như bình thường được mà chỉ cần chuyển nó ra ổ cứng khác ngoài ổ C là được.
17. Tắt bớt các hiệu ứng hình ảnh, chuyển động của Windows
Các hiệu ứng hình ảnh (Visual Effect) của Windows tạo nên các chuyển động mượt mà khi bạn di chuyển một khung folder nào đó trên màn hình, rồi các icon cũng được bo góc mượt mà hơn chút và nhiều hiệu ứng khác.
Tắt bớt các hiệu ứng này đi cũng sẽ giúp ram máy tính được trả lại phần nào và khiến máy hoạt động nhanh hơn.
Bước 1: Mở Control Panel => System => Advanced system Settings
Bước 2: Chuyển tới tab Advanced => chọn mục Settings của Performance
Bước 3: Tại mục Visual Effect => chọn Custom => bỏ tick hết các dòng chỉ để lại 3 dòng này => Apply => OK
18. Ưu tiên phần mềm cần nhiều dung lượng RAM
Đối với những máy tính không có quá nhiều Ram (chỉ khoảng 4GB, 6GB) mà lại phải dùng những tác vụ nặng, đòi hỏi lượng Ram nhiều thì khi sử dụng, bạn nên tắt tất cả những phần mềm, ứng dụng khác và chỉ bật phần mềm cần làm việc.
Ví dụ với máy tính có 4GB mà muốn mở phần mềm Adobe Photoshop 2019 thì để thao tác trơn tru nhất, bạn không nên mở thêm bất kỳ trình duyệt nào.
Trên đây 18 cách giải phóng ram máy tính hữu ích dành cho những người nào đang ở trong tình trạng thiếu ram cho các tác vụ làm việc, giải trí. Ram là linh kiện cực kỳ quan trọng trong một chiếc máy tính. Vì thế, nếu 17 phương án trên (trừ phương án 13) không ăn thua thì chỉ còn cách là mua thêm ram mới.