Trang chủPhần CứngCách chọn RAM cho máy tính tốt nhất cho dân không chuyên

Cách chọn RAM cho máy tính tốt nhất cho dân không chuyên

Bộ nhớ trong Ram là một linh kiện mà nếu không biết chọn mua sao cho phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tới bộ máy tính của bạn. Vậy cách chọn Ram cho máy tính như nào là tốt nhất? Hãy cùng theo dõi ngay nội dung dưới đây của ComputechZ để cùng biết cách lựa chọn ram như nào cho đúng nhất nhé.

1. Thông số ram máy tính cơ bản bạn cần biết

RAM được biết tới là một bộ nhớ trong có chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời để cho CPU lấy dữ liệu ở đây xử lý, xong lại trả về RAM để nó truyền dữ liệu tới các bộ phận khác.

Nghe thì thấy RAM khá giống như một cây cầu nối giữa CPU với các linh kiện khác phải không.

Để chọn được RAM thích hợp cho chiếc máy tính của mình, trước tiên anh em nên biết đọc thông số cơ bản RAM như nào trước nhé. Nếu anh em nào biết rồi có thể bỏ qua phần này.

Ví dụ: Tại đây mình có 1 thanh RAM của hãng Corsair với tên gọi như hình dưới.

cách chọn bộ ram máy tính

Tại các hãng bán linh kiện máy tính thường sẽ ghi khá chi tiết về thông tin của một thanh RAM ngay tại tiêu đề. Nhìn vào đây mình sẽ thấy được thông tin cơ bản của sản phẩm này như sau:

– RAM Desktop: loại RAM dành cho máy tính để bàn.

– Corsair: là tên nhà sản xuất thanh RAM này và cũng là một thương hiệu lớn chuyên sản xuất RAM nói riêng.

– Vengeance LPX: là tên của dòng RAM này.

– 16GB (1×16): thanh RAM này có dung lượng là 16GB và nó được bán theo một thanh đơn lẻ.

– DDR4: Công nghệ truyền tải dữ liệu của RAM DDR4 (Double Data Rate 4)

– 3000MHz: băng thông RAM (Bus RAM). Là đơn vị thể hiện tốc độ truyền dữ liệu trong 1 giây của Ram, 3000MHz biểu thị RAM có thể truyền được lượng dữ liệu là 3000 x 16 = 48000MB/s (hiểu đơn giản con số này càng lớn, tốc độ truyền tải dữ liệu của RAM càng nhanh).

2. Chọn RAM cho máy tính theo thông số mainboard

Nắm chắc những thông số cơ bản trên là bạn đã có thể tự chọn cho mình được thanh RAM phù hợp cho máy tính rồi.

Yếu tố đầu tiên trong cách chọn RAM cho máy tính đó là xem nó có phù hợp với Mainboard không.

2.1 Mainboard dành cho CPU nào?

Trên thị trường hiện nay có hai loại Mainboard chính là Mainboard có chipset dành cho CPU Intel và Mainboard có chipset dành cho CPU AMD

Đối với Mainboard dành cho CPU Intel thì việc lựa chọn RAM phù hợp khá đơn giản vì hầu hết mọi loại RAM phổ thông đều tương thích với dòng mainboard này mà không gặp vấn đề gì.

Còn với Mainboard AMD thì hơi kén đồ một chút. Nếu chọn RAM cho máy tính sử dụng dòng Mainboard và CPU của AMD mà không chuẩn thì tình trạng màn hình xanh liên tục là điều rất dễ xảy ra.

Để tốt nhất, khi bạn đã biết dòng Main định mua, hãy tìm kiếm tên phiên bản của nó trên trang chủ nhà sản xuất sau đó kiểm tra các dòng RAM thích hợp với chiếc Main đó.

chọn ram cho máy tính

2.2 Mainboard hỗ trợ RAM như nào?

Mỗi Mainboard đều ghi rõ thông tin là hỗ trợ RAM tối đa dung lượng, băng thông bao nhiêu, chuẩn RAM như nào (DDR3 hay DDR4), có bao nhiêu khe cắm RAM, hỗ trợ chạy kênh RAM bao nhiêu,…

Ngoài Mainboard ra, bạn cũng nên kiểm tra thêm về thông số của CPU nhé. Vì CPU cũng sẽ quyết định xem bạn nên lắp RAM có băng thông và dung lượng tối đa bao nhiêu là tốt nhất.

3. Cách chọn RAM cho máy tính tương thích với thanh còn lại

Một kinh nghiệm chọn RAM cho máy tính được nhiều người truyền tai nhau rằng hãy nâng cấp RAM có cùng thông số, hãng sản xuất với thanh còn lại là tốt nhất.

Đơn giản vì khi máy được thêm một thanh RAM có cùng thông số, cùng mọi thứ với thanh RAM hiện tại sẽ giúp cho máy tính hoạt động một cách ổn định nhất có thể mà không sợ rủi ro nào xảy ra cả.

Với những ai không chuyên về máy tính, khi chọn RAM bạn nên chọn những thanh RAM đảm bảo các yếu tố sau:

– Cùng dung lượng lưu trữ

– Cùng băng thông để tránh hệ thống hạ mức băng thông mặc định xuống bằng với thanh RAM có mức băng thông thấp hơn.

– Dùng chuẩn RAM (hiện nay chủ yếu có 2 chuẩn RAM là DDR 3 và DDR4).

– Cùng hãng sản xuất. Trong trường hợp mà bạn đảm bảo được 3 yếu tố trên nhưng đến yếu tố này thì không đảm bảo được thì một lời khuyên cho bạn là kiểm tra các hãng RAM mà loại Mainboard kia hỗ trợ. Khi đó bạn có thể mua một thanh RAM cùng thông số nhưng khác hãng với điều kiện 2 hãng sản xuất 2 thanh RAM đều có tên trong danh sách hỗ trợ của Mainboard.

chọn ram tương thích với thanh ram còn lại

4. Kiểm tra hệ điều hành Windows hỗ trợ Ram như nào?

Hầu hết người dùng hiện nay đều đang cài đặt hệ điều hành Windows cho máy tính của mình.

Và xem hệ điều hành đang sử dụng là Windows 32 bit hay 64 bit cũng là điều rất quan trọng trong cách chọn RAM cho máy tính.

Sự khác biệt giữa 2 phiên bản này đó là:

– Windows 32 bit chỉ hỗ trợ tối đa 4GB RAM => máy tính mà có 2GB RAM và sử dụng Windows 32 bit thì chỉ có thể nâng thêm 2GB RAM mà thôi. Nâng cao hơn thì máy tính cũng chỉ nhận có 4GB, bị phí mất số lượng RAM còn lại.

– Windows 64 bit thì có thể hỗ trợ cho dung lượng RAM > 4GB => bạn có thể nâng cấp thoải mái hơn, miễn là đảm bảo được các thông số vừa yêu cầu trên.

Qua bài viết trên, hẳn là bạn đã có thêm được những kiến thức, thông tin về cách chọn RAM cho máy tính. Chúc các bạn có thể chọn được thanh RAM ưng ý cho máy tính của mình để có được hiệu suất làm việc, giải trí là tốt nhất nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ