Trang chủPhần Cứng3 cách khôi phục lại Driver cho máy tính để bàn, laptop

3 cách khôi phục lại Driver cho máy tính để bàn, laptop

Cách khôi phục lại driver nào hiệu quả khi mà có phần cứng bị lỗi hoặc phần mềm không hoạt động do driver mới update không đáp ứng được yêu cầu? Hãy đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu những cách mà bạn có thể áp dụng để khôi phục lại những driver cũ để phần mềm có thể tương thích được. 

1. Một số lưu ý cần biết trước khi khôi phục Driver

– Sao lưu lại tất cả driver hiện đang có trên máy. Bạn có thể tải các phần mềm backup driver trên mạng xuống và tạo bản sao driver rất đơn giản bằng vài click chuột là xong. 

– Nên sao lưu driver vào phân vùng ổ cứng khác, tránh để ở ổ C vì có rủi ro cao trong quá trình khôi phục driver dễ bị mất.

– Kiểm tra xem phần cứng nào cần khôi phục driver để thao tác cho đúng, tránh gây lỗi tới phần cứng khác.

2. Khôi phục driver bằng Device Manager

Device Manager là một chức năng quản lý các phần cứng của máy tính. 

Bạn có thể gỡ cài đặt, update mới hoặc phục hồi lại driver với chức năng này có sẵn trong Windows.

Bước 1: Mở Device Manager theo 3 cách sau

– Cách 1: bấm Windows + R => hiện lên hộp thoại Run => nhập lệnh devmgmt.msc

bật device manager khôi phục driver

– Cách 2: Nhấn nút Start ở góc trái màn hình phía dưới => nhập Device Manager => Click vào biểu tượng của phần mềm

khôi phục driver trong device manager

– Cách 3: Chuột phải vào biểu tượng This PC (My Computer) => Manage => Device Manager

khôi phục driver phần cứng

Bước 2: Tìm tới phần cứng mà bạn muốn khôi phục driver => chuột phải => Properties

cách khôi phục driver máy tính

Bước 3: Chọn tab Driver => nhấn vào Roll Back Driver

cách rollback driver máy tính

Bước 4: Hộp thoại Driver Package Rollback xuất hiện => Chọn Yes

cách khôi phục lại driver máy tính

Bước 5: Khởi động lại máy tính để hệ thống cập nhật phiên bản driver vừa mới khôi phục

Lưu ý: Tại bước 3, nếu nút Roll Back Driver hiện màu xám thì có nghĩa là phiên bản driver trước đó đã bị gỡ và bạn không thể lấy lại được phiên bản driver cũ bằng cách này được.

3. Hướng dẫn cách khôi phục lại driver thủ công bằng tay

Đây là cách khôi phục lại driver mà bạn có thể áp dụng trong trường hợp cách sử dụng Roll Back Driver bên trên không khả thi.

Bản chất của việc lấy được driver thủ công đó là chúng ta tìm phiên bản driver của phần cứng hiện tại, sau đó download bản đó tại website nhà sản xuất về và cài đặt thủ công như cách mà chúng ta cài đặt các phần mềm như bình thường. 

Bước 1: Mở Device Manager (theo 2 cách bên trên)

Bước 2: Chuột phải vào phần cứng muốn khôi phục driver => Properties

Bước 3: Mở tab Driver => tìm tới dòng Driver Version => lưu lại phiên bản hiện tại.

khôi phục phiên bản driver cũ

Bước 4: Lên Google Search gõ đúng tên phần cứng và phiên bản => truy cập website của nhà sản xuất để tải đúng phiên bản

tìm kiếm driver máy tính

Bước 5: Vẫn tại tab Driver => chọn Uninstall để gỡ bỏ phiên bản driver hiện tại

gỡ cài đặt driver hiện tại để khôi phục

Bước 6: Hộp thoại Confirm Device Uninstall hiện ra => chọn Delete the driver software for this device => OK

khôi phục driver pc

Bước 7: Restart lại máy nếu có yêu cầu. 

Bước 8: Mở driver đã tải ở bước 4 lên và cài đặt => Restart lại máy lần nữa để hệ thống tự cập nhật phiên bản.

4. Khôi phục tất cả driver của thiết bị bằng Command Prompt

Đây là cách lấy lại những driver đã sao lưu bằng lệnh Command Prompt. Tức là trước đó bạn đã tạo 1 bản sao lưu bằng dòng lệnh dism /online /export-driver /destination:”F:\Drivers Backup” (trong đó F:\Drivers Backup là địa chỉ phân vùng ổ cứng mà bạn tạo sao lưu).

Để khôi phục những driver ở thư mục này thì bạn làm những bước sau:

– Bước 1: Mở cmd với quyền Administrator

– Bước 2: Nhập lệnh pnputil /add-driver “F:\Drivers Backup\*.inf” /subdirs /install /reboot

cài đặt lại driver phần cứng

– Bước 3: Nhấn Enter để lệnh cmd được thực thi 

Lệnh /reboot là tùy chọn thêm, sau khi nhấn Enter, máy tính sẽ tự động reset lại sau khi đã khôi phục lại driver.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ